image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chức năng nhiệm vụ Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Điện thoại: 072.3831847

Giám đốc: NGUYỄN VĂN HÙNG  - Điện thoại: 0908654346
Phó Giám đốc: LÊ THANH SƠN - Điện thoại: 0918061137


   Vị trí, chức năng:

          •   1. Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quan trắc tài nguyên, môi trường; vận hành, bảo trì hệ thống giám sát các trạm xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp, các nguồn thải lớn và các nhiệm vụ khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường; thực hiện các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

               2. Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

                         3. Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ và quyền hạn:

    • 1. Hoạt động quan trắc tài nguyên và môi trường:

      a) Là đầu mối triển khai mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, thực hiện các chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực quan trắc thuộc phạm vi của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các dự án hợp tác quốc tế.

      b) Thực hiện các chương trình quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường của tỉnh,  liên vùng, liên tỉnh và xuyên biên giới; các chương trình quan trắc môi trường tại các điểm nóng, đặc thù và nhạy cảm về môi trường; phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường khác.

      c) Tham gia phối hợp khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

      d) Quan trắc, phân tích, đánh giá thành phần môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật.

      đ) Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép khai thác nước và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

      e) Tham gia hướng dẫn việc thực hiện quan trắc các chất phát thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường theo quy định của pháp luật.

      g) Hoạt động tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực quan trắc, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật về quan trắc tài nguyên và môi trường.

      h) Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực quan trắc môi trường.

      i) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc môi trường theo sự phân công của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

       2. Hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực môi trường:

      a) Tư vấn lập hồ sơ môi trường của các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, địa phương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án/ kế hoạch bảo vệ môi trường.

      b) Tư vấn lập hồ sơ ứng phó khắc phục sự cố môi trường, xử lý địa điểm ô nhiễm; thực hiện thống kê, đánh giá và xác định các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.

      c) Lập hồ sơ xác nhận, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường.

      d) Tư vấn hồ sơ xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

      đ) Tư vấn lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

      e) Tư vấn lập báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, huyện, xã, liên vùng, khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

      g) Tư vấn kỹ thuật, thi công, lắp đặt thiết bị công trình xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, nước thải, khí thải và chất thải rắn; thiết kế môi trường vi khí hậu trong sản xuất công nghiệp; hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo các công trình xử lý; đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

      h) Thực hiện tư vấn hồ sơ liên quan đến chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.

      i) Tư vấn hồ sơ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

      k) Nghiên cứu ứng dụng, triển khai và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới thân thiện môi trường.

      3. Hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên nước:

      a) Tư vấn lập và điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước.

      b) Tư vấn giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

      c) Tư vấn khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông.

      d) Tư vấn lập hồ sơ ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; tư vấn việc theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm nguồn nước; tư vấn lập hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt bảo đảm nguồn nước sinh hoạt trong các trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

      đ) Tư vấn lập hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước; chuyển nhượng giấy phép khai thác tài nguyên nước; đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

      e) Thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước; tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; tư vấn, hướng dẫn việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.

      g) Thực hiện điều tra, đánh giá và quan trắc tài nguyên nước.

      4. Hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản:

      a) Khảo sát, đánh giá địa chất công trình; đánh giá tác động của hoạt động khai thác, nạo vét lòng sông.

      b)Tư vấn khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

      c) Tư vấn các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

      d) Tư vấn lập và điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản.

      đ) Tư vấn lập hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại, điều chỉnh giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, hồ sơ chuyển nhượng thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ; hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản. 

      e) Tư vấn hồ sơ lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; hồ sơ báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản.

      5. Hoạt động dịch vụ trong lĩnh biến đổi khí hậu:

      a) Tư vấn cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu; hướng dẫn, điều phối việc tổ chức thực hiện.

      b) Tư vấn việc theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã hội để đề xuất các biện pháp ứng phó.

      c) Nghiên cứu hoặc hợp tác với các tổ chức trong nước, quốc tế các chương trình, đề tài, dự án, đề án ứng phó với biến đổi khí hậu.

      6. Nghiên cứu hoặc hợp tác với các tổ chức trong nước, quốc tế nghiên cứu các đề tài, dự án và giải pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản, nước và bảo bệ môi trường.

      7. Tham gia, phối hợp và hỗ trợ đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về môi trường, tài nguyên khoáng sản, nước và biến đổi khí hậu.

      8. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở và các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được phân công

      9. Được phép sử dụng nguồn vốn tài trợ trong nước và quốc tế, quỹ hỗ trợ hoặc vốn vay ngân hàng để nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng lực hoạt động trong lĩnh vực quan trắc, phân tích môi trường, tài nguyên.

      10.Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường và theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN 
 
Chịu trách nhiệm chính: Ông Võ Minh Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tỉnh Long An 
Địa chỉ: Khối nhà Cơ quan 3 – Khu Trung tâm Chính trị Hành chính tỉnh Long An, số 04 Đường Song Hành, Phường 6, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Điện thoại:
(0272) 3826 260 * Fax: (0272) 3823 264 * Email: snnmt@longan.gov.vn
image banner