PHÒNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN
Trưởng phòng: Trần Thị Mộng Thu
Điện thoại: |
Vị trí, chức năng
1. Phòng Tài nguyên nước và khoáng sản là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường trên lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; địa chất, thuỷ lợi và đê điều thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Tài nguyên nước và khoáng sản chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Về lĩnh tài nguyên nước
a) Tham mưu lãnh đạo Sở, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.
b) Tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt khoanh định vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì tham mưu Lãnh đạo Sở trong công tác quản lý và thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch quan trắc tài nguyên nước dưới đất đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương; xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương.
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông.
đ) Chủ trì tổ chức điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn; Tham mưu và tổ chức thực hiện các quy hoạch về tài nguyên nước đã phê duyệt; đề xuất trình UBND tỉnh về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo thẩm quyền.
e) Tổ chức điều tra, đánh giá sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh; công bố nguồn nước không còn sức chịu tải; lập danh mục nguồn nước nội tỉnh; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp theo quy định; Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
g) Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định; gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định hồ sơ phê duyệt, điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tài nguyên nước, phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền.
i) Tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; xác nhận về thời gian công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải ngừng khai thác theo thẩm quyền.
k) Tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh công tác phối hợp với các Bộ, Cơ quan ngang bộ trong thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước; tổ chức triển khai thực hiện các kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh; phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước theo quy định.
2. Về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, địa chất
a) Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt khoanh định các khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản; xác định các khu vực đấu giá và không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh sau khi được phê duyệt.
b) Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt phương án thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; kịp thời phát hiện và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Môi trường khi phát hiện có thông tin khoáng sản mới, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản theo thẩm quyền; tham mưu và tổ chức thực hiện khoanh định và công bố khu vực có khu vực có di sản địa chất, công viên địa chất, khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.
c) Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, chấp thuận trả lại, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Tổ chức tiếp nhận, thẩm định, tham mưu Lãnh đạo Sở phê duyệt theo ủy quyền hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
d) Tổ chức thẩm định và trình Lãnh đạo Sở đề án, dự án, nhiệm vụ về điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, thăm dò bổ sung khoáng sản, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thẩm quyền; quản lý trữ lượng và xác nhận trữ lượng huy động vào dự án khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
đ) Chủ trì tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê tài nguyên địa chất và trữ lượng khoáng sản; Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ nội dung giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép; kiểm soát hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
3. Về thuỷ lợi và đê điều
a) Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản thủy lợi, quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; quyết định giao tổ chức quản lý hoặc phân cấp quản lý công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ đập, công trình thủy lợi khác thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh; phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; quy mô thủy lợi nội đồng; kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn do địa phương quản lý; tham mưu về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, trung hạn và hàng năm về quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều được phân cấp cho tỉnh quản lý.
b) Tham mưu Lãnh đạo Sở đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua các mức giá và phê duyệt giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân; chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra, canh gác đê; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng bãi sông, bãi nổi, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều; chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều. Trực tiếp quản lý và bảo vệ các tuyến đê bao cấp III trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng.
c) Chủ trì, phối hợp tham mưu Lãnh đạo Sở xây dựng phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi, các nội dung liên quan đến thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của pháp luật; quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của UBND tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh.
đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi theo quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh.
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn; phối hợp quản lý việc xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
g) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
h) Phối hợp với các đơn vị theo dõi, giám sát, quan trắc diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; hướng dẫn, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước của các hệ thống công trình thủy lợi; bảo đảm cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trong thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa (suy thoái đất do khô hạn), ngập lụt, úng trên địa bàn tỉnh; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, số lượng, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
i) Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
k) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.
4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đến lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; địa chất, thuỷ lợi và đê điều theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
5. Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành công bố các thủ tục hành chính mới, quy trình nội bộ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, rà soát đơn giản hóa, chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị; cập nhật kịp thời các quy trình thủ tục hành chính lên hệ thống thông tin điện tử Quốc gia và của tỉnh.
6. Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; địa chất, thuỷ lợi và đê điều theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
7. Chủ trì tham mưu Lãnh đạo Sở thực hiện các thủ tục lập đề cương, dự thảo dự toán, kinh phí thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, dự án; theo dõi tiến độ thực hiện; kiểm tra quản lý về chất lượng sản phẩm của các kế hoạch, nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, địa chất, thủy lợi và đê điều.
8. Xây dựng, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
9. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao hoặc theo quy định của pháp luật.